4 CĂN BỆNH THƯỜNG GẶP PHẢI Ở CHÓ, MÈO

    

4 CĂN BỆNH THƯỜNG GẶP PHẢI Ở CHÓ, MÈO

June 1st/2024


    Không một người chủ nào mà lại muốn thú cưng của mình gặp bệnh tật cả. Tuy nhiên, cũng như con người, chó mèo rất dễ bị lây bệnh và đặc biệt càng những giống chó, mèo quý càng dễ bị lây bệnh. Cách để ngăn ngừa những hậu quả xấu đó là việc người chủ phải hiểu rõ được tình trạng bệnh tật cũng như cách phòng ngừa và chữa trị.


   Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu 4 căn bệnh phổ biến thường gặp ở chó mèo và những mẹo để đối phó với bệnh trong trường hợp chính những "người bạn bốn chân" của mình gặp phải.


    1. Bệnh Care ở chó

Nguyên nhân

      Đây là một loại bệnh nhiễm trùng do vi rút gây ra, có thể lây truyền qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Căn bệnh này rất dễ lây lan và có tính chất toàn cầu. Chó ở mọi loài và lứa tuổi đều dễ bị lây nhiễm và nhiễm trùng. Đầu tiên, virus gây sốt cao ở chó, sau đó có thể xảy ra các biến chứng: viêm phế quản, viêm phổi, viêm ruột dị hóa, viêm não...

Cách phòng tránh

Chó con tiêm phòng lần đầu tiên lúc 7 tuần tuổi, sau 4 tuần nên lặp lại liều thứ 2. Tái chủng hàng năm.

Sử dụng vaccin tổng hợp phòng cùng lúc 5 bệnh: bệnh Carré (Distemper-D), Viêm gan truyền nhiễm (Hepatitis-H).Cần kiểm tra giun sán, tẩy trừ để nâng cao sức đề kháng cho chó trước khi tiêm phòng.

Thực hiện vệ sinh thú y và nuôi dưỡng chăm sóc tốt giúp chó có sức đề kháng chống lại bệnh. Chuồng trại và môi trường thả chó phải làm vệ sinh định kỳ, hạn chế môi giới truyền bệnh và chống ô nhiễm.

 Hình 1: Hình ảnh một chú chó mắc bệnh Care

    2. Bệnh Parvo ở chó 

Nguyên nhân

Parvo - Bệnh Parvo ở chó là bệnh do Parvovirus gây ra, hay bệnh viêm ruột truyền nhiễm do virus. Đây là căn bệnh “cực kỳ nguy hiểm”, đặc biệt với các chú chó con và chó chưa được tiêm phòng đầy đủ. Bệnh lây lan nhanh chóng và có thể gây chết nếu không điều trị kịp thời.

Cách phòng tránh

Phòng bệnh Parvo ở chó bằng việc chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo

Thường xuyên vệ sinh tiêu độc chuồng trại và môi trường xung quanh

Những con chó ốm cần phải được cách ly, không được tiếp xúc với những con chó khỏe mạnh

Định kì đến phòng khám kiểm tra, xét nghiệm để nắm bắt được tình hinh sức khỏe của bé và phát hiện bệnh sớm, ngay cả khi đang ủ bệnh

Định kỳ tiêm phòng vaccine cho chó. Tiêm vaccine lần đầu khi chó đạt 6-7 tuần tuổi, nhắc lại 3-4 tuần và định kỳ tái chủng 1 năm 1 lần

                                                  Hình 2 Hình ảnh một chú chó mắc bệnh Parvo

  3. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Nguyên nhân

Bệnh giảm bạch cầu - Đây còn gọi là bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo (Felien infectious Enteritis), bệnh Ca-rê; là một rối loạn trong đó máu không có đủ tế bào bạch cầu. Một số triệu chứng khác cũng được thể hiện ra bên ngoài như: đi loạng choạng, mất thăng bằng, run rẩy lắc lư, thậm chí co giật động kinh. Nếu mèo đang khỏe mạnh trong ăn uống hay đùa nghịch, bỗng nhiên ủ rũ nằm co ro một chỗ cũng là một dấu hiệu bạn nên chú ý.

Cách phòng tránh

Tiêm vacxin cho mèo từ khi mèo được 8 tuần tuổi. Vaccine có hiệu lực miễn dịch tới 2 – 3 năm, nhưng tốt nhất Sen nên tiêm phòng hàng năm cho mèo.

Test giảm bạch cầu trước khi tiêm phòng. Tiêm phòng nhắc lại cho mèo hằng năm là việc làm vô cùng cần thiết để bảo vệ thú cưng khỏi những căn bệnh truyền nhiễm do virus gây ra.

Nếu một trong những con mèo của bạn bị nhiễm parvovirus ở mèo, chúng phải được cách ly với những con mèo khác. Hộp vệ sinh của chúng phải được làm sạch và khử trùng thường xuyên. Virus parvovirus ở mèo có thể tồn tại trong môi trường trong nhiều tháng, vì vậy bạn phải khử trùng toàn bộ ngôi nhà của mình để giữ vật nuôi khác của bạn an toàn

Dọn dẹp nơi ở, bát ăn, chậu cát của mèo ít nhất 1 tuần 1 lần để đảm bảo vệ sinh, tránh được các nguồn lây bệnh. Hạn chế để mèo tiếp xúc với mèo hoang, những nơi có nguy cơ mầm bệnh hoặc ổ bệnh để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Đồng thời cung cấp cho mèo một chế độ dinh dưỡng, đầy đủ các chất cần thiết.

                                                  Hình 3: Hình ảnh một chú mèo mắc giảm bạch cầu


  4. Bệnh FIV ở mèo

Nguyên nhân

 Đây là hội chứng suy giảm miễn dịch ở mèo được hiểu là một căn bệnh nhiễm trùng do virus thuộc họ Retrovirus gây ra. Mèo mắc phải loại virus sẽ mất khả năng miễn dịch, dễ dàng bị các virus, vi khuẩn khác tấn công làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: Nhiễm trùng, ung thư.

Cách phòng tránh

Hạn chế để mèo đi ra ngoài, không nên để mèo tiếp xúc với mèo bệnh. Nếu có đưa mèo đi dạo thì bạn cũng nên giữ chúng bằng một dây xích.
Nếu bạn gửi mèo sang nhà người khác thì hãy đảm bảo rằng mèo trong ngôi nhà đó đã được xét nghiệm âm tính với FIV. Và nếu như đưa mèo mới về nhà thì bạn cũng cần tiến hành các xét nghiệm về FIV trước đó.


                                                  Hình 4: Hình ảnh một chú mèo mắc bệnh FIV

5. Kết

 Trên đây là 4 căn bệnh phổ biến thường dễ gặp ở chó mèo. Chăm sóc thú cưng tuy không dễ nhưng cũng không khó nếu như người chủ có kiến thức và thường xuyên để ý, chăm sóc vật nuôi của mình. Những loại bệnh này khi đã mắc phải sẽ rất dễ dẫn tới những hậu quả khó lường. Vì vậy, hãy luôn trang bị kiến thức thật kỹ và chăm sóc kỹ cho các "boss" để không rơi vào những tình huống xấu nhất. 

 Ngoài ra, bạn có thể ghé thăm "Slay Pets" sắm những dụng cụ vệ sinh cho các bé cưng của mình nhé!
Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ:
____________________________________________
Slay Pets - DỊCH VỤ CHĂM SÓC THÚ CƯNG
 Since 2024
📍 Địa chỉ: 69 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
☎️ Hotline: 0981684790
✉️ Email: slaypets.work@gmail.com
📢 Fanpage: https://www.facebook.com/slaypets69
📹 Tiktok: tiktok.com/@petslayest
✍️ Blog: https://sophiethepetshop.blogspot.com/



Anh Dũng - Wolf

Đăng nhận xét

0 Nhận xét